Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết, ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra chứng cứ về sự hiện diện của Phật giáo ở thời kỳ Hùng Vương, khẳng định, ngay từ ngày đầu du nhập vào đất Việt, Phật giáo đã gắn liền với dân tộc ở ngày đầu dựng nước. Trải qua hơn 2000 năm, Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc, hộ quốc an dân, trở thành tôn giáo truyền thống giàu lòng yêu nước, mạch nguồn bản sắc văn hóa dân tộc.
Lịch sử Phật giáo Việt Nam đã thể hiện tinh thần nhập thế sâu sắc. Đặc biệt là nền Phật giáo Trúc Lâm do Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập với tư tưởng “cư trần lạc đạo”, “hòa quang đồng trần”, đem triết lý Phật giáo nhập thế vào cuộc đời. Sống với đời sống trần tục mà tu hành đạo Phật để làm lợi ích cho cuộc đời, an lạc hạnh phúc cho nhân sinh. Tinh thần nhập thế đó đã tạo ra nhiều thế hệ Thiền sư đồng thời là các lương y, thầy thuốc vĩ đại, trở thành các vị tổ sư của nền Nam y cổ truyền Việt Nam. Đó là Đại y Tuệ Tĩnh Thiền sư (1330-1400). Thiền sư Tuệ Tĩnh đã xây nhiều ngôi chùa và chính các ngôi chùa này là nơi chữa bệnh cứu người. Câu danh ngôn nổi tiếng của Thiền sư Tuệ Tĩnh là: “Nam dược trị Nam nhân” là nền tảng triết lý của nền y học độc lập, tự chủ của nền y học cổ truyền Việt Nam và chỉ rõ mối quan hệ mật thiết giữa con người với môi trường tự nhiên.
“Buổi lễ nhằm gìn giữ và phát huy giá trị truyền thống thiêng liêng của người Việt Nam trong tín ngưỡng thờ cúng các Vua Hùng đã trở thành bản sắc văn hóa sâu sắc, đạo lý uống nước nhớ nguồn, và triết lý trị ân báo ân của đạo Phật, cũng như phát huy tinh thần nhập thế của Phật giáo tạo nên sức mạnh để dân tộc ta luôn đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn, thách thức với tinh thần độc lập, tự chủ và phát huy mọi nội lực để trường tồn”, Thượng tọa Thích Đức Thiện cho hay.
Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Chí Bảo, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương cho rằng, về ý nghĩa chính trị, dự án Đường vào vương quốc các Vua Hùng trên không gian thực tế ảo thể hiện lòng thành kính, tôn vinh, ghi công đức của các bậc tiên tổ, để tiếp tục giáo dục các thế hệ người Việt Nam về lòng yêu nước, truyền thống tự hào dân tộc, giữ gìn giang sơn đất Việt. Dân tộc Việt Nam có được ngày hôm nay chính là từ cội nguồn các Vua Hùng. Các thế hệ người Việt Nam sẽ hướng về cội nguồn, công đức các bậc tiên tổ, các Vua Hùng để làm tốt sự nghiệp xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc như mong muốn của Đảng và Bác Hồ.
Theo Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Chí Bảo, dự án nhằm quảng bá thông tin về văn hóa Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại, trong nước và trên thế giới. Việt Nam có vua Trần Nhân Tông đã từ bỏ quyền lực để đi vào con đường tu hành và là người sáng lập ra Thiền viện Trúc lâm Yên Tử. Một nhiệm vụ quan trọng nữa của dự án là tổ chức giáo dục truyền thông bằng các phương thức và phương tiện quần chúng cảm động, sinh động để giáo dục lòng yêu nước, yêu quê cha, đất tổ của các thế hệ người Việt Nam, đặc biệt là trong thế hệ trẻ - tương lai của dân tộc.
Theo nội dung ký kết các bên thống nhất triển khai tổ chức nhiều hoạt động trở về cội nguồn lịch sử dân tộc thông qua dự án Đường vào vương quốc các Vua Hùng trên không gian thực tế ảo, thúc đẩy Lễ giỗ Tổ Hùng Vương toàn cầu. Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tham gia bảo trợ các chương trình nghiên cứu về văn hóa Hùng Vương, trong đó có lĩnh vực Phật giáo thời kỳ Hùng Vương; mở chuyên mục Đường vào vương quốc các Vua Hùng trên Truyền hình An Viên, nền tảng mạng xã hội Phật giáo Buta và Laicity.
Tình Lê
" alt=""/>Thể hiện lòng thành kính với bậc tiên tổ nhờ công nghệ thực tế ảo
![]() |
Một chung cư ở địa bàn quận Hà Đông mua cả con bò để phá cỗ tất niên |
![]() |
Việc làm này nhận được sự đồng tình của cộng đồng cư dân sống tại đây |
![]() |
Nhiều hộ dân chia sẻ đây là lần đầu tiên họ được ăn cỗ tất niên tại chung cư |
![]() |
Một chung cư khác ở đường Tô Hiệu, Hà Đông chi tiền mời thầy cúng tất niên |
![]() |
Cúng xong lộc được chia đều cho tất cả mọi người trong chung cư |
![]() |
Nhiều tầng cũng tổ chức trang hoàng đón tết |
![]() |
Ăn cỗ tất nhiên ngay cạnh hành lang |
![]() |
Một chung cư ở Thanh Xuân cũng tổ chức bày tiệc tất niên |
![]() |
Đông đảo người dân hào hứng tham gia |
M.A - T.H
Với hơn 80 tác phẩm màu nước, các hoạ sĩ đã mang tới triễn lãm những sắc màu đặc trưng của riêng mình. "Chúng tôi mang những sắc màu khác nhau để tạo nên một bức tranh lấp lánh màu sắc về văn hóa, về tình yêu, về thiên nhiên tươi đẹp của con người Việt Nam", đại diện nhóm nghệ sĩ chia sẻ.
Đó có thể là những sự phiêu du với Sen của họa sĩ Đỗ Hiền và Phạm Thơm, Tuyết Vinh, những cánh rừng đước của miền sông nước Cà Mau của họa sĩ Phan Thái Hoàng, những góc nhìn khám phá của núi rừng Tây Bắc đầy thơ mộng của họa sĩ Lục Thum, Vương Huệ Chi hay mênh mang biển, đảo của họa sĩ Phương Nguyễn.
Những góc nhìn rất lạ và hay về nhân sinh quan của họa sĩ Phạm Minh Tuân. Sự trong trẻo trong sáng tác của họa sĩ trẻ Tuyền Nguyễn, Diệu Hà, Lương Bình, Lê Thanh Hà, Nguyễn Thùy Anh hay sự già dặn trong nét vẽ của họa sĩ Văn Minh Chìu và Bình Chu, Bùi Thanh Việt Hùng, Rũng Râu sẽ làm nên những gam màu đầy ấn tượng cho triển lãm Hội ngộ sắc màu.